Tin tức
Tin tức mới nhất
Hướng dẫn cách tính công suất chiller đơn giản, chính xác nhất
Bên cạnh giá bán, thương hiệu hay chính sách bảo hành, công suất chính là một trong những yếu tố quan trọng luôn được khách hàng cân nhắc khi lựa chọn máy chiller. Tùy theo quy mô sản xuất, lĩnh vực ngành nghề mà bạn cần chú trọng lựa chọn máy chiller có công suất khác nhau. Vậy công suất chiller là gì? Cách tính công suất chiller như thế nào là chuẩn xác nhất? Tất cả sẽ được Maychiller.com giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Có mấy loại công suất chiller?
Công suất chiller là chỉ số thể hiện khả năng làm lạnh của một hệ thống máy làm lạnh trung tâm (chiller). Chỉ số này thể hiện lượng nhiệt mà chiller có thể loại bỏ từ môi chất lạnh (thường là nước) trong một đơn vị thời gian.
Có 2 loại công suất chiller phổ biến hiện nay: Công suất lạnh và công suất tiêu thụ điện.
Công suất lạnh (Cooling Capacity): Đây là công suất làm lạnh thực tế của hệ thống chiller, thể hiện khả năng làm giảm nhiệt độ từ môi chất (thường là nước). Đơn vị thường sử dụng: kW, RT hoặc BTU/h.
Trong đó:
1 RT = 3.517 kW
1 RT = 12,000 BTU/h
Công suất tiêu thụ điện (Power Consumption): Đây là công suất mà chiller cần sử dụng để vận hành, được đo bằng kW. Công suất này bao gồm năng lượng tiêu thụ của máy nén, quạt, bơm nước và các bộ phận khác trong chiller.
Công suất chiller là gì? Có mấy loại công suất chiller?
2. Công thức tính công suất chiller chuẩn không cần chỉnh
Tiếp theo, hãy cùng Maychiller.com tham khảo ngay một số công thức tính công suất chiller chuẩn xác, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé.
2.1. Tính dựa trên công suất làm lạnh
Công thức:
Trong đó:
Q: Công suất lạnh (kW).
m: Lưu lượng nước (kg/s).
C_p: Nhiệt dung riêng của nước, thường là 4.186 kJ/kg.°C.
ΔT: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu vào và đầu ra của chiller (°C).
Ví dụ minh họa:
2.2. Tính dựa trên lưu lượng nước
Công thức:
Trong đó:
Q: Công suất lạnh (kW).
V: Lưu lượng nước (m³/h).
ρ: Khối lượng riêng của nước, thường là 1000 kg/m³.
Cp: Nhiệt dung riêng của nước, thường là 4.186 kJ/kg.
ΔT: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước vào và ra (°C).
3600: Hệ số chuyển đổi từ giờ sang giây.
Ví dụ minh họa:
Các công thức tính công suất chiller đơn giản, chính xác
3. Công suất chiller chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Công suất của máy chiller chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm mua những loại máy chiller có công suất phù hợp, hãy tham khảo các yếu tố sau nhé.
3.1. Tải nhiệt
Tải nhiệt là yếu tố cốt lõi quyết định công suất của máy chiller. Tải nhiệt bao gồm các nguồn chính sau:
Từ thiết bị: Nhiệt phát sinh từ máy móc, thiết bị điện, hệ thống chiếu sáng,...
Từ con người: Lượng nhiệt do cơ thể người tỏa ra, phụ thuộc vào số lượng người có mặt trong không gian.
Từ môi trường bên ngoài: Nhiệt độ không khí bên ngoài, bức xạ mặt trời qua cửa sổ, tường, cửa ra vào và các bề mặt khác.
Từ quá trình sản xuất: Nhiệt phát sinh từ các dây chuyền máy móc hoặc quy trình sản xuất, thường xuất hiện trong các nhà máy công nghiệp.
3.2. Hiệu suất năng lượng
Chỉ số hiệu suất năng lượng (COP – Coefficient of Performance): Chiller có chỉ số COP càng cao thì càng tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ ít điện hơn so với các loại chiller thông thường để đạt cùng một công suất làm lạnh.
Chỉ số hiệu suất năng lượng theo mùa (SEER – Seasonal Energy Efficiency Ratio): Chiller với SEER cao thể hiện khả năng hoạt động hiệu quả trong suốt cả mùa làm lạnh.
3.3. Lưu lượng và nhiệt độ nước làm lạnh
Lưu lượng nước: Cần duy trì lưu lượng nước qua chiller ở mức tối ưu để đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu suất làm lạnh.
Nhiệt độ nước đầu vào và đầu ra: Chênh lệch nhiệt độ giữa nước đầu vào và đầu ra của chiller có tác động trực tiếp đến công suất làm lạnh.
3.4. Điều kiện môi trường
Nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài: Khi nhiệt độ và độ ẩm cao, tải nhiệt sẽ tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của chiller.
Điều kiện không khí trong nhà: Nhiệt độ và độ ẩm trong không gian cần làm lạnh cũng có tác động đến công suất của chiller.
3.5. Chất làm lạnh
Mỗi loại chất làm lạnh đều có đặc tính nhiệt khác nhau (nhiệt dung, áp suất và khả năng truyền nhiệt). Những yếu tố này đều tác động đến hiệu quả làm lạnh của chiller.
3.6. Công nghệ trang bị
Công nghệ trang bị cũng ảnh hưởng đến công suất máy chiller thông qua việc điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ, lưu lượng nước và tốc độ máy nén. Từ đó, không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn nâng cao hiệu suất, kéo dài tuổi thọ của chiller.
3.7. Bảo trì và vận hành
Bảo trì định kỳ là yếu tố quan trọng để đảm bảo chiller hoạt động ổn định và hiệu quả. Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề như rò rỉ chất làm lạnh, tắc nghẽn trong hệ thống hay sự cố với các linh kiện... Công việc bảo trì sẽ bao gồm kiểm tra, làm sạch bộ lọc, thay dầu bôi trơn, kiểm tra các cảm biến và hệ thống điều khiển, cũng như kiểm tra mức chất làm lạnh...
Việc vận hành máy chiller đúng quy trình sẽ giúp tránh tình trạng quá tải, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và đạt công suất tối ưu nhất. Điều này bao gồm việc khởi động và dừng máy đúng cách, đảm bảo lưu lượng nước và chất làm lạnh ổn định và luôn duy trì nhiệt độ đầu vào và đầu ra trong phạm vi quy định.
3.8. Các yếu tố khác
Chất lượng nước: Nước làm lạnh có tạp chất cao như cặn bẩn, cát, hay khoáng chất có thể gây tắc nghẽn trong hệ thống ống dẫn và bộ trao đổi nhiệt của chiller. Điều này làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt, khiến chiller phải làm việc “vất vả” hơn để đạt công suất làm lạnh yêu cầu, từ đó làm tăng tiêu thụ năng lượng và giảm tuổi thọ của thiết bị.
Điều kiện lắp đặt: Không gian lắp đặt chiller đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất của hệ thống. Vì vậy, bạn cần chú ý đặt máy chiller tại nơi có khả năng thông gió tốt, có khoảng cách đủ lớn giữa so với các thiết bị khác để tránh bị tắc nghẽn khí.
Loại chiller: Chiller giải nhiệt bằng nước thường có hiệu suất cao hơn chiller giải nhiệt bằng không khí. Hệ thống làm mát bằng nước có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định và hiệu quả hơn, đặc biệt trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao. Ngược lại, chiller giải nhiệt bằng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh và có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu suất khi nhiệt độ không khí cao.
Loại máy chiller cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công suất chiller
Trên đây là bài viết tổng hợp các cách tính công suất chiller đơn giản và chuẩn xác nhất. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng không phải là công suất lớn hay nhỏ, mà chiller đó phải thật sự phù hợp với nhu cầu và ngân sách tài chính của bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng tính toán và chọn được cho riêng mình mẫu chiller có công suất phù hợp nhất. Đừng quên truy cập Maychiller.com thường xuyên để tham khảo thêm đa dạng các mẫu chiller với mức giá hấp dẫn khác nữa nhé.